Bảng thông tin điện tử FIDS là gì?
FIDS là viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Flight Information Display System. Dịch nôm na ra tiếng Việt là hệ thống hiển thị thông tin chuyến bay.
Đây là hệ thống giúp hành khách dễ dàng theo dõi lịch trình bay của mình thông qua các bảng điện tử được bố trí ở nhiều vị trí trong sân bay: khu check-in, khu vực ra cổng (gate), khu chờ và cả khu vực hành lý.

Bảng thông tin điện tử FIDS tại các sân bay
Các bảng FIDS thường có màu nền tối (xanh đậm hoặc đen), chữ hiển thị rõ ràng với các màu dễ nhận diện như trắng, vàng, đỏ. Nếu bạn thấy bảng có danh sách các chuyến bay lướt liên tục, đó chính là FIDS.
Cách đọc bảng thông báo điện tử FIDS trong sân bay
Ở sân bay, nhất là những sân bay quốc tế lớn, bạn sẽ thấy rất nhiều bảng FIDS đặt ở các khu vực khác nhau. Vậy làm sao để xác định đúng bảng, đọc đúng thông tin chuyến bay của mình giữa một "rừng" các chuyến bay nối nhau liên tục? Đừng lo, mình sẽ chỉ cho bạn từng bước một.
Xác định đúng bảng thông báo
Đầu tiên, bạn cần xác định bạn đang ở giai đoạn nào trong hành trình bay:

Bảng FIDS hiển thị chuyến bay đi
-
Nếu bạn vừa xuống máy bay, bạn cần tìm bảng “Arrival” - Đến, để biết băng chuyền trả hành lý, tình trạng các chuyến bay đến hoặc chỉ dẫn tiếp theo.
Đôi khi, các bảng sẽ chia theo domestic (nội địa) và international (quốc tế). Hãy chắc rằng bạn nhìn đúng bảng, phù hợp với loại chuyến bay bạn đang đi.
Nhận diện các thông tin quan trọng trên bảng điện tử
Khi đã nhìn đúng bảng, đây là các thông tin bạn cần để ý:
-
STD Time (Scheduled Time Departure): Giờ khởi hành dự kiến ban đầu khi bạn đặt vé. Tuy nhiên, giờ này có thể thay đổi, nên đừng “cứng nhắc” bám vào nó.
-
ETD Time (Estimated Time Departure): Giờ khởi hành ước tính thực tế, được cập nhật khi có thay đổi (trễ chuyến, dời giờ…).
-
Destination (Điểm đến): Tên thành phố hoặc sân bay bạn sẽ đến. Thường sẽ có cả tên viết tắt (gọi là mã sân bay). Ví dụ: HAN = Hà Nội, NRT = Narita (Tokyo).
-
Airline (Hãng hàng không): Hãng phục vụ chuyến bay. Tại Việt Nam, bạn sẽ thường thấy:
-
VN: Vietnam Airlines
-
VJ: VietJet Air
-
QH: Bamboo Airways
-
VU: Vietravel Airlines
-
Flight (Số hiệu chuyến bay): Là mã chuyến bay, một dãy gồm chữ và số, ví dụ VN123, VJ456.
-
Gate (Cửa lên máy bay): Là cổng bạn cần đến để lên máy bay. Ví dụ “Gate 5” nghĩa là bạn sẽ khởi hành tại cửa số 5. TripU khuyên bạn nên đến gate ít nhất 30 - 45 phút trước giờ bay
-
Status/Remarks (Tình trạng chuyến bay): Thông tin quan trọng nhất để biết chuyến bay của bạn đang ở giai đoạn nào:
-
On Time - Đúng giờ
-
Delayed - Trễ chuyến
-
Cancelled - Huỷ chuyến
-
Boarding - Đang lên máy bay
-
Last Call - Gọi lần cuối, phải đến gate ngay
-
Closed - Cổng đã đóng, không thể lên máy bay nữa
-
Check-in Counter (Quầy làm thủ tục): Cho bạn biết nên đến khu vực nào để check-in, thường ghi như “Check-in 3-7” nghĩa là đến quầy từ số 3 đến số 7. Thông tin này chỉ xuất hiện ở bảng FIDS tại khu vực khởi hành (Departure Hall).
Cách xem bảng thông báo điện tử trong sân bay hiệu quả
Việc xem bảng FIDS một cách hiệu quả sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, tránh bị lỡ chuyến. Đây là những lưu ý TripU đã tích góp sau hàng trăm chuyến bay:
Luôn kiểm tra số hiệu chuyến bay, không chỉ tên điểm đến
Nhiều người chỉ nhìn tên thành phố, ví dụ thấy “Singapore” thì đi theo luôn. Nhưng bạn biết không? Có thể trong cùng thời điểm, có tới 3 - 4 chuyến bay đi Singapore từ các hãng khác nhau. Hãy luôn dựa vào số hiệu chuyến bay, vì mỗi chuyến là duy nhất.
Theo dõi thường xuyên, ít nhất mỗi 15 phút
Tình trạng chuyến bay có thể thay đổi bất cứ lúc nào: delay, đổi gate, boarding sớm... Vậy nên hãy chú ý đến bảng FIDS liên tục, đặc biệt khi bạn đã vào khu vực chờ.

Chủ động thường xuyên theo dõi tình trạng chuyến bay của mình
Kết hợp FIDS và ứng dụng di động của hãng hàng không
Nhiều hãng có ứng dụng cập nhật real-time (thời gian thực). Nhưng nếu ứng dụng bị chậm, bảng FIDS trong sân bay vẫn là nguồn đáng tin nhất. Hãy dùng song song cả hai để chủ động hơn.
Chọn bảng gần gate nhất
Trong khu chờ, mỗi khu vực có thể hiển thị các chuyến bay khác nhau. Đôi khi bảng gần gate bạn đang ngồi không hiển thị chuyến bay của bạn. Hãy tìm bảng tổng hợp hoặc quay lại bảng chính ở trung tâm nhà ga.
Lưu ý khi đọc bảng thông báo điện tử trong sân bay
-
Luôn mang theo vé máy bay hoặc boarding pass bên người: Dù bạn in giấy hay dùng bản điện tử trên điện thoại, hãy đảm bảo bạn có thể kiểm tra nhanh số hiệu chuyến bay và giờ bay.
-
Đừng chủ quan nếu thấy "On Time": Rất nhiều bạn nghĩ “đúng giờ” là yên tâm, nên đi ăn, đi mua sắm… rồi quên mất phải quay lại gate đúng lúc boarding. Nên nhớ, boarding thường diễn ra trước giờ bay 30–40 phút.
-
Luôn chuẩn bị phương án thay thế: Nếu thấy thông tin chuyến bay bị “cancelled” hoặc “delayed” quá lâu, hãy đến ngay quầy hỗ trợ của hãng hàng không để được đổi chuyến hoặc giải quyết kịp thời. Bảng FIDS không giúp bạn đổi vé, nó chỉ thông báo.
Một số từ vựng tiếng Anh thường gặp trong sân bay
Để bạn tự tin hơn khi đọc bảng FIDS, đây là một danh sách những từ vựng cực kỳ phổ biến:
-
Terminal: Nhà ga (ví dụ: Terminal 1, 2, 3…)
-
Check-in: Làm thủ tục
-
Domestic Flights: Chuyến bay nội địa
-
International Flights: Chuyến bay quốc tế
-
Layover: Quá cảnh (dừng chân giữa hành trình bay)
-
Transit: Quá cảnh (chuyển tiếp ở sân bay khác)
-
Transfer Desk: Quầy hỗ trợ chuyển tiếp chuyến bay
-
Baggage Claim: Khu nhận hành lý
-
Lost & Found: Quầy tìm hành lý thất lạc
Lời kết
Giờ thì bạn đã nắm trong tay cách đọc bảng thông báo điện tử FIDS tại sân bay một cách chuyên nghiệp rồi đấy. Dù đi máy bay lần đầu hay đã từng check-in không biết bao nhiêu chuyến, hiểu rõ bảng FIDS sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, tránh trễ chuyến và an tâm hơn trong suốt hành trình.
Chỉ cần một chút chú ý, một chút chuẩn bị và vài từ vựng cơ bản là đủ để bạn “chinh phục” mọi sân bay trên thế giới. Chúc bạn luôn có những chuyến bay suôn sẻ và nhiều trải nghiệm đáng nhớ. Cần vé máy bay hoặc hỗ trợ thông tin các chuyến bay thì đừng quên liên hệ với TripU ngay nhé!