Hải Vân Quan

Hải Vân quan được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 7 (1826), tọa lạc trên đỉnh đèo Hải Vân (Ải Vân, Ngãi Lãnh, Ải Vân Sơn, Ải Lĩnh…). Hải Vân Quan được công nhận là Di tích cấp quốc gia năm 2017, thời điểm này công trình bị hư hỏng và xuống cấp nhiều hạng mục sau gần 200 năm tồn tại.
Bạn đang xem các bài viết có chủ đề "hai van quan"
07/08/2024
Hải Vân Quan mở của miễn phí cho du khách từ tháng 8
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Sở Văn hóa Thể thao TP Đà Nẵng đã thống nhất mở cửa Hải Vân Quan, miễn phí cho du khách, từ ngày 1/8.

Lịch sử Hải Vân Quan

Hải Vân quan được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 7 (1826), tọa lạc trên đỉnh đèo Hải Vân (Ải Vân, Ngãi Lãnh, Ải Vân Sơn, Ải Lĩnh…), phía Tây núi Hải Vân, chỗ giáp vai giữa hai ngọn Hải Vân Sơn (phía Đông) và Bà Sơn (phía Tây), ở độ cao 496m so với mặt nước biển, thuộc dãy núi Bạch Mã - Hải Vân nằm trên địa phận thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) và phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu (Tp. Đà Nẵng), cách trung tâm Tp. Huế khoảng 90km về phía Nam, trung tâm Tp. Đà Nẵng khoảng 28km về phía Bắc.
Nhiều thư tịch cổ đã ghi lại vị trí và tầm quan trọng của núi Hải Vân và Hải Vân quan: trong “Dư địa chí” do Nguyễn Trãi biên soạn vào năm 1435, đã nói đến địa danh “Ải Vân”, Dương Văn An đời Mạc trong “Ô châu cận lục” (1555), Hòa thượng Thích Đại Sán trong “Hải ngoại ký sự” (cuối thế kỷXVII), Lê Quý Đôn trong “Phủ biên tạp lục” (cuối thế kỷ XVIII) đều cho biết sự bao la hiểm trở của núi và ải Hải Vân, là một nơi xung yếu trên con đường từ Thuận Hóa đi vào Quảng Nam và đều có cửa ải, đặt binh canh giữ. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Đại Nam nhất thống chí của Quốc Sử quán triều Nguyễn và nhiều bản đồ xuất bản dưới thời Nguyễn như Thừa Thiên toàn đồ (1832), Đồng Khánh ngự lãm địa dư chí đồ (1886 - 1888), Đại Nam nhất thống chí (Duy Tân năm thứ 3 - 1909) đều ghi rõ, chi tiết vị trí của núi Hải Vân và Hải Vân quan.

Bản đồ Hải Vân Quan